ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI BỆNH UNG THƯ PHỔI SAU PHẪU THUẬT VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN K

24/09/2024, 16:23

NGUYỄN THỊ THANH MAI1, NGUYỄN ĐỨC TRỌNG2

1Bệnh viện K

2Giáo viên Trường Thăng Long

TÓM TẮT

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân ung thư phổi, phân tích các yếu tố liên quan đến chăm sóc của điều dưỡng trên bệnh nhân ung thư phổi (BN UTP) sau phẫu thuật. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 215 BN UTP sau phẫu thuật (PT) tại Bệnh viện K. Nghiên cứu mô tả tiến cứu. Kết quả: Triệu chứng thường gặp là đau tức ngực (57,2%), ho khan kéo dài (38,6%). UTBM tuyến chiếm 63,7%.50,7% BN phẫu thuật ở giai đoạn giai đoạn II. 95,4% BN được PT cắt thùy phổi, vét hạch.  Tỷ lệ biến chứng chung sau PT là 6,5%. Thời gian dẫn lưu khoang màng phổi trung bình là 4,57 ± 1,8 ngày, thời gian hậu phẫu trung bình 11,2 ± 3,4 ngày. Tuổi 60 làm tăng thời gian nằm viện, thời gian dẫn lưu (p = 0,001, p= 0,001). Việc tuân thủ thực hiện liệu pháp hô hấp làm cải thiệnchức năng thông khí phổi sau mổ (p=0,013). Kết luận: Tỷ lệ biến chứng sau PT ung thư phổi là thấp khoảng 6,5%. Các yếu tố làm giảm thời gian nằm viện, đặt dẫn lưu có ý nghĩa thống kê bao gồm tuổi <60 và tuân thủ liệu pháp hô hấp.

Từ khóa: Ung thư phổi,dẫn lưu, liệu pháp hô hấp.

CHARACTERISTICS OF LUNG CANCERPOSTOPERATIVE AND SOME RELATED FACTORS AT NATIONAL CANCER HOSPITAL

SUMMARY

Objectives: To decrible  clinical characteristics of lung cancer and evaluating some factors which related to nursing in lung cancer patients after surgery. Subjects and Method: Descriptive study on 215 lung cancer patients who were operated in National cancer hospital. Results: Common signs are chest pain (57,2%), long-lasting dry cough (38,6%). Adenocarcinoma was 63,7%. 50,7% patients was stage II, 94,5% patients was lobectomy and lymph node dissection. The overall complication rate was 6,5%. The average pulmonary drainage time was 4.57 ± 1.8days, the average hospitalization time was 11.2 ± 3.4 days. Age ≥ 60 increases hospitalization time, pulmonary drainage time (p = 0.001, p = 0.001). Compliancing with respiratory therapy postoperative improved pulmonary ventilation (p = 0.013). Conclusions: Complication rate after lung cancer surgery was 6,5%. Some factors decrease hospitalization time and pulmonary drainage time, they include age <60, compliancing with respiratory therapy postoperative.

Keywords: Lung cancer,drainage, respiratory therapy.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư hay gặp trên thế giới, là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong do ung thư ở hơn 35 nước trên thế giới. Hàng năm số người tử vong luôn gần bằng với số người mắc bệnh. Tại Mỹ, năm 2018 có khoảng 226.160 trường hợp ung thư phổi mới được phát hiện, chiếm 14% tổng số ung thư được chẩn đoán và 160.340 trường hợp tử vong do bệnh này chiếm 28% tử vong do ung thư [1] .

Cho đến nay phẫu thuật vẫn là phương pháp cơ bản trong điều trị ung thư phổi ở giai đoạn sớm. Song song với việc thuật phẫu thuật, thì vấn đề chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật là công tác quan trọng góp phần không nhỏ vào sự thành bại của ca phẫu thuật. Do đó người bệnh ung thư phổi sau phẫu cần phải được theo dõi và chăm sóc có hệ thống nhằm phát hiện sớm các biến chứng để kịp thời xử trí.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  1. Đối tượng nghiên cứu

Gồm các bệnh nhân ung thư phổi sau phẫu thuật tại Bệnh viện K từ tháng 1/2019 đến tháng 6/2019.

Tiêu chuẩn lựa chọn

– Người bệnh đã được phẫu thuật.

– Người bệnh trên 18 tuổi.

– Người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu.

Tiêu chuẩn loại trừ: không đáp ứng tiêu chuẩn trên.

  1. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu.
  2. Biến số và chỉ số nghiên cứu

Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng-

– Đặc điểm người bệnh: Tuổi, giới, nghề nghiệp, nơi cư trú, trình độ học vấn.

– Tiền sử hút thuốc.

– Bệnh phối hợp.

– Phương pháp phẫu thuật.

– Giai đoạn bệnh.

– Giải phẫu bệnh sau phẫu thuật.

– Thời gian hậu phẫu.

– Biến chứng sau phẫu thuật.

– Đặc điểm theo dõi chăm sóc: Đặc điểm dịch dẫn lưu, vết mổ, đau, chức năng thông khí phổi.

Các yếu tố liên quan

– Liên quan giữa nhóm tuổi với thời gian dẫn lưu và thời nằm viện, tỉ lệ biến chứng.

– Liên quan bệnh mắc kèm và gian thời gian nằm viện.

– Liên quan vỗ rung, tập thở và phục hồi chức năng thông khí phổi sau PT.

– Hướng dẫn vỗ rung tập thở liên quan đến biến chứng viêm phổi.

2.4. Xử lý số liệu: Phần mềm SPSS 20.0.

KẾT QUẢ

  1. Các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng

– Tuổi mắc bệnh trung bình là 58,79. Tỷ lệ nữ / nam= 2,7/1.

– Bệnh nhân trong nghiên cứu chủ yếu là nông dân, chiếm 54%.

– Phần lớn bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá (62,3%), trong đó nam giới có hút thuốc lá chiếm tới 61,4% hút thuốc lá ở nữ chỉ có 0,9%.

Bảng 1. Phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật cắt thùy phổi Số BN Tỉ lệ % Tổng
 

Phổi phải

Thùy trên phổi phải 52 24,2 131

(60,9)

Thùy giữa phổi phải 22 10,2
Thùy dưới phổi phải 57 26,5
Phổi trái Thùy trên phổi trái 47 21,9 84

(39,1)

Thùy dưới phổi trái 37 17,2

Phẫu thuật cắt thùy dưới phổi phải cao nhất chiếm 95,4%, thấp nhất là thùy giữa phổi phải chiếm 17,2%.

Bảng 2. Phương pháp phẫu thuật theo giai đoạn

Phương pháp PT Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn IIIA Tổng
Cắt 1 thùy phổi 47(21,9) 109(50,7) 49(22,8) 205(95,4)
Cắt 2 thùy phổi 0 2 (0,9) 8(3,7) 10(4,6)

Cắt 1 thùy phổi là phẫu thuật chủ yếu ở tất cả các giai đoạn chiếm 95,7%. Phẫu thuật ở giai đoạn II chiếm 50,7%.

Bảng 3. Biến chứng sau phẫu thuật

Biến chứng Số BN Tỷ lệ %
Chảy máu sau mổ 2 0,9
Rò ống ngực 1 0,5
Viêm mủ màng phổi 1 0.5
Nhiễm trùng vết mổ 2 0,9
Viêm phổi – Xẹp phổi 7 3,2
Biến chứng tim mạch 1 0,5
Tử vong 0 0
Có biến chứng 14 6,5
Không biến chứng 201 93,5
Tổng 215 100

– Phẫu thuật đạt an toàn không biến chứng cao có 205 bệnh nhân (93,5%).

– Tỷ lệ biến chứng chung là 6,5%. Không có bệnh nhân nào tử vong

Bảng 4. Đặc điểm dịch dẫn lưu khoang màng phổi sau 24 phẫu thuật

Số BN Tỷ lệ %
Tình trạng ống dẫn lưu
Ống dẫn lưu tốt 209 97,2
Hở các điểm nối của dây 3 1,4
Tắc ống dẫn lưu 2 0,9
Tụt ống dẫn lưu 1 0,5
Tổng 215 100
Biến chứng dẫn lưu
Không có biến chứng 199 92,5
Tràn khí dưới da 6 2,8
Dò dịch sau rút dẫn lưu 10 4,7
Nhiễm trùng dẫn lưu 0 0
Tổng 215 100
 

Số ngày DL

≤ 5 ngày 176 81.9
6 – 10 ngày 34 15,8
> 10 ngày 5 2,3
Tổng 215 100
Thời gian trung bình 4.57 ± 1.8 ngày

Min: 2 ngày; Max: 18 ngày

– Hầu hết bệnh nhân đều dẫn lưu tốt, 97,2%. Chỉ có 1 bệnh nhân bị tụt dẫn lưu (0,5%) và 2 bệnh nhân bị tắc dẫn lưu (0,9%).

– Tỉ lệ không có biến chứng dẫn lưu (92,5%), biến chứng dò dịch sau rút dẫn lưu (4,7%), tràn khí dưới da (2,8%).

– Thời gian dẫn lưu khoang màng phổi trung bình là 4.57 ± 1.8 ngày, ngắn nhất là 2 ngày, dài nhất là 18 ngày. Hầu hết các bệnh nhân sau mổ rút dẫn lưu dưới 5 ngày 81.9%.

– Có 5 trường hợp (2.3%) rút dẫn lưu dài hơn 10 ngày do biến chứng viêm mủ màng phổi, rò ống ngực và rò khí nhu mô kéo dài

Bảng 5. Đặc điểm về đau, tình trạng vết mổ vết mổ

Tình trạng vết mổ Số bệnh nhân Tỉ lệ %
Vết mổ khô, sạch 183 85,1
Tấy đỏ 2 6,5
Chảy dịch 10 7,9
Tổng 215 100

Hầu hết các bệnh nhân có vết mổ khô, sạch (85,1%), vết mổ tấy đỏ 6,5%, chảy dịch vết mổ 7,9%

Bảng 6. Đặc điểm thời gian hậu phẫu

Số ngày Số bệnh nhân Tỉ lệ %
<= 10 ngày 58 26,9
11 – 15 ngày 153 71,2
>15 ngày 4 1,9
Tổng 215 100,0

Thời gian hậu phẫu trung bình 11,2 ± 3,4 ngày, ngắn nhất là 7 ngày, dài nhất là 22 ngày do biến chứng rò ống ngực.

  1. Các yếu tố liên quan đến chăm sóc

Bảng 7. Liên quan giữa nhóm tuổi với thời gian dẫn lưu, thời gian hậu phẫu và biến chứng

Nhóm tuổi Thời gian nằm viện

(trung bình ±SD)

Thời gian dẫn lưu

(trung bình ±SD)

Có biến chứng Không có

biến chứng

< 60 11,6 ± 3,8 4,72 ± 1,8 6(5,9) 96(94,1)
≥ 60 13,16 ± 6,7 6,14 ± 4,9 8(7,1) 105(92,9)
P 0,001 0,012 0,208

Nhận xét: Tuổi ≥60 làm tăng thời gian nằm viện, thời gian dẫn lưu (p = 0,001, p= 0,001).

Bảng 8. Chức năng thông khí phổi sau phẫu thuật 5 ngày

Thời gian

 

CN thông khí

Trước mổ Sau mổ 5 ngày  

Δ%

 

P

TB Độ lệch TB Độ lệch
FVC(lit) 2,74 0,44 1,48 0,28 -45,9 <0,05
FVC % 89,51 18,6 60,72 11,4 -32,16 <0,05
FEV1(lit) 2,35 0,47 1,3 0,26 -44,68 <0,05
FEV1 % 95,86 18,08 61 11,46 -36,36 <0,05

– Chức năng thông khí phổi (FVC và FEV1) sau mổ cắt thùy 5 ngày giảm rõ rệt so với trước mổ do bệnh nhân còn đau, thở hạn chế và mất thể tích thở. Trung bình thể tích FVC trước mổ và sau mổ 5 ngày lần lượt giảm từ 2,74 (lít) xuống còn 1,48 (lít) và 89,51% xuống còn 60,72%. Tỷ lệ FEV1 giảm lần lượt từ 2,35 (lít) và 95,86% xuống còn 1,3 (lít) và 61%.

– Dung tích sống thở mạnh (FVC),(FVC%) trước mổ và sau mổ 5 ngày khác biệt có ý nghĩa thống kê P<0,05.

– Sự thay đổi thể tích thở ra tối đa giây đầu tiên (FEV1), (FEV1%) trước mổ và sau mổ 05 ngày khác biệt có ý nghĩa thống kê P<0,05.

Bảng 9. Chức năng thông khí phổi sau phẫu thuật 10 ngày

Thời gian

 

CN thông khí

Trước mổ Sau mổ 10 ngày  

Δ%

 

P

TB Độ lệch TB Độ lệch
FVC(lit) 2,65 0,63 1,68 0,43 -36,60 <0,05
FVC % 92,5 14,9 60,7 13,5 -34,38 <0,05
FEV1(lit) 2,19 0,58 1,35 0,42 -38,36 <0,05
FEV1 % 94,2 17,4 62,4 14,7 -33,76 <0,05

– Sau 10 ngày chức năng thông khí tăng lên rõ rệt do người bệnh được tác động vỗ rung và tập thở hiệu quả.

– Dung tích sống thở mạnh (FVC),(FVC%) trước mổ và sau mổ 5 ngày khác biệt có ý nghĩa thống kê P<0,05.

– Sự thay đổi thể tích thở ra tối đa giây đầu tiên (FEV1), (FEV1%) trước mổ và sau mổ 05 ngày khác biệt có ý nghĩa thống kê P<0,05.

Bảng 10. Liên quan vỗ rung, tập thở và phục hồi chức năng thông khí phổi sau phẫu thuật

Chức năng không khí FVC

Nhóm BN

Đạt Không đạt P OR

(95% CI)

Nhóm tuân thủ vỗ rung tập thở 146 (67,9) 69 (32,1)  

0,013

2,84

(1,21-6,65)

Nhóm không tuân thủ vỗ rung tập thở 92 (42,7) 123 (57,2)

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa việc tuân thủ thực hiện vỗ rung với chức năng thông khí phổi với p=0,01.

BÀN LUẬN

Trong nhóm nghiên cứu 215 bệnh nhân, phần lớn là 50 – 60 tuổi  với 66 BN chiếm 70,2%, trong đó nhóm tuổi từ 40-50 tuổi chiếm tỷ lệ  23 BN (24,5%), ở tuổi trẻ ≤ 30T rất ít gặp, 2 BN chiếm 0,9%. Bệnh nhân cao tuổi nhất là 74, bệnh nhân trẻ nhất là 22 tuổi, nhóm tuổi trung niên từ 50- 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 66 BN (50,7%), tuổi trung bình của nhóm BN nghiên cứu là 58,79 ± 9,78.

Kết quả này cũng phù hợp với một số nghiên cứu trong nước như Trần Đình Hà, Mai Trọng Khoa (2010) với 123 BN UTP thấy tỷ lệ mắc cao nhất ở nhóm tuổi 40 – 60 (91,7%) [3] ; Nguyễn Hoài Nga, Bùi Diệu, Trần Văn Thuấn, Bùi Công Toàn (2011) với mẫu nghiên cứu lớn n=11555 BN nhóm tuổi trên 40T chiếm 95,7% [4] .

Về giới: Kết quả nghiên cứu cho thấy UTP gặp chủ yếu ở nam giới với 157 BN chiếm 73%, nữ giới có tỷ lệ thấp 58 BN chiếm 27%, tỷ lệ nam/nữ = 2.1/7. Các tác giả như Lê Tuấn Anh (2012) nghiên cứu 112 BN tỷ lệ nam/nữ là 77,7% và 22,3% (3,5/1).

Đặc điểm liên quan hút thuốc lá:

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng phần lớn bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá, ghi nhận nam giới có 157 BN thì 137 là nghiện thuốc lá chiếm tỷ lệ 63,7 %, nữ giới có 58 BN thì chỉ có 2 BN nghiện thuốc lá chiếm tỷ lệ thấp 0,9%, chung cho cả hai nhóm nam và nữ nghiện thuốc lá chiếm 62,3%. Kết quả này khá tương đồng so với nghiên cứu của Hoàng Thị Hương trên 91 bệnh nhân cao tuổi ung thư phổi có 61,5% bệnh nhân hút thuốc..

Giai đoạn bệnh: Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi thấy phẫu thuật  ở giai đoạn sớm I chiếm tỷ lệ thấp 15,9%, giai đoạn II chiếm tỷ lệ cao nhất 53,2%, giai đoạn IIIA có 29 BN chiếm 30,9%. Tuy nhiên phẫu thuật cắt một thùy phổi chiếm ưu thế với 92,6%.

Biến chứng sau phẫu thuật:

Trong 215 bệnh nhân đã phẫu thuật cho thấy phẫu thuật đạt an toàn không có biến chứng là 205 BN (95,3%). Tỷ lệ biến chứng chung là 6,5%.

Đỗ Kim Quế (2004) phẫu thuật 94 BN ghi nhận tỷ lệ viêm phổi 1,1%; tràn khí màng phổi 2,1%; chảy máu 1,1%; không có BN nào tử vong sau phẫu thuật.

Dương Thanh Luận (2009) với 84 BN được phẫu thuật thấy tỷ lệ biến chứng chung là 11,9% trong đó nhiễm trùng viêm phổi 2,4%; chảy máu 2,4%; tràn dịch màng phổi 4,8%; rò phế quản và nhu mô phổi 2,4%.

Đặc điểm dẫn lưu:

Số lượng dịch dẫn lưu khoang màng phổi màu đỏ chiếm 85,1%, dịch màu hồng  11,2%. Dịch màu vàng 3,2%. Số lượng dịch dẫn lưu trong 24h đầu >300ml chiếm 13,1%. Dưới 300ml chiếm 86,9%. Như vậy theo dõi số lượng dịch trong 24h đầu sau phẫu thuật giúp cho các phẫu thật viên đánh giá được tình trạng người bệnh sau phẫu thật hạn chế được can thiệp mổ lại gây nặng nề, phức tạp, tốn kém cho người bệnh.

Thời gian dẫn lưu khoang màng phổi trung bình là 4.57 ± 1.8 ngày, ngắn nhất là 2 ngày, dài nhất là 21 ngày. Hầu hết các bệnh nhân sau mổ rút dẫn lưu dưới 5 ngày 81,9%.

Chức năng thông khí phổi  sau 5 -10 ngày phẫu thuật

FVC trung bình trước mổ là 2,65 lít, sau mổ 10 ngày là 1,85 lít giảm 34,3%. FEV1 trung bình trước mổ là 2,19 lít, sau 10 ngày là 1,48 lít giảm 32,4%.

Như vậy sự tác động của các liệu pháp làm tăng chức năng thông khí so với các tác giả trung bình giảm 34,3%. Vậy vỗ rung và tập thở có vai trò rất lớn trong phục hồi chức năng thông khí sau phẫu thuật cắt thùy phổi. So với các nghiên cứu của các tác giả khác như Nguyễn Thế Trí (2008) cho kết quả trung bình là 35,3% Công Thị Kim Khánh (1995) giảm là 37,6% thì kết quả của chúng tôi cao hơn điều này chứng tỏ rằng có sự tác động vỗ rung và tập thở hữu hiệu đã góp phần làm thay đổi đáng kể về sự phục hồi chức năng thông khí của người bệnh.

Liên quan giữa tuổi với thời gian hậu phẫu, thời gian dẫn lưu và tỉ lệ biến chứng

Kết quả của chúng tôi cho thấy tuổi có yếu tố liên quan đến thời gian nằm viện, thời gian dẫn lưu. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,001. Nghiên cứu của Cù Xuân Thanh (2002) thực hiện trên những BN cao tuổi ≥ 60T, nhận thấy người cao tuổi có thể trạng chung yếu, mắc các bệnh mãn tính về tim mạch, hô hấp vì vậy ảnh hưởng đến thời gian nằm viện. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nhóm tuổi và tỉ lệ biến chứng của nhóm bệnh nhân được chăm sóc, điều trị (p=0,208 >0,05).

KẾT LUẬN

Các yếu tố làm giảm thời gian nằm viện, đặt dẫn lưu có ý nghĩa thống kê bao gồm tuổi <60 và tuân thủ liệu pháp hô hấp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Tô kiều Dung (2004) “ Điều trị ung thư phổi bằng phẫu thuật tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi Trung ương trong 2 năm 2003-2004” Tạp chí thông tin Y Dược chuyên đề ung thư, số 12/2004, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, trang 235.
  2. Dương Thanh Luận (2009). Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị ngoại khoa ung thư phổi tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, Luận án bác sĩ chuyên khoa II, Học viện Quân y.
  3. Cù Xuân Thanh (2002). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X-quang phổi qui ước, các type mô bệnh học và điều trị phẫu thuật ung thư phổi ở người trên 60 tuổi, Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân y.
  4. Nguyễn Bá Đức, Bùi Công Toàn, Trần Văn Thuấn (2007). Ung thư phổi. Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, 176-98.
  5. Nguyễn Khắc Kiểm (2016). Nghiên cứu nạo vét hạch theo bản đồ trong phẫu thuật điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn I, II, IIIA, Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học y Hà Nội.
  6. Bùi Chí Viết (2011). Phẫu trị ung thư phổi không tế bào nhỏ, Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.
  7. Nguyễn Công Tín (2016) “Đánh giá kết quả phẫu thuật ung thư phổi không tế bào nhỏ ở người cao tuổi tại Bệnh viện K” Luận văn thạc sỹ , Đại học Y Hà Nội.
  8. Đỗ Kim Quế (2004). Chẩn đoán và điều trị ung thư phổi nguyên phát tại Bệnh viện Thống Nhất. Tạp chí Y học thực hành số 489, Bộ Y tế xuất bản, tr. 130-1.
  9. Phan Thị Dung (2013), “Đánh giá kiến thức về chăm sóc dẫn lưu màng phổi của điều dưỡng và kỹ thuật viên Bệnh viện Việt Đức và một số vấn đề liên quan năm 2013”.
  10. Phạm Ngọc Lan, Nguyễn Hữu Sơn, “Đánh giá triệu chứng lâm sàng người bệnh có dẫn lưu khoang màng phổi tại khoa ngoại tim mạch – lồng ngực Bệnh viện đa khoa Thái Nguyên”.
  11.    Tạp chi YHTH số 1113 tháng 10.2019