Ảnh hưởng màng bao tan ở ruột lên khả năng giải phóng dược chất từ viên glipizid giải phóng kéo dài cốt thân nước

Tác giả: Nguyễn Ngọc Chiến, Lê Thị An

TÓM TẮT

Tên tiếng Việt: Ảnh hưởng màng bao tan ở ruột lên khả năng giải phóng dược chất từ viên glipizid giải phóng kéo dài cốt thân nước

Tên tiếng Anh: Influence of the formulated enteric coating membrance on the drug release from sustained-release hydrophilic matrix tablets of glipizide

Lĩnh vực: Nghiên cứu – Kỹ thuật

Từ khóa: Glipizid; màng bao tan; giải phóng kéo dài; cốt thân nước; Eudragite S100; sustained-release; hydrophilic matrix; enteric coating

Tóm tắt tiếng Việt:

Thuốc giải phóng kéo dài (GPKD) có nhiều ưu điểm so với thuốc giải phóng ngay. Trong đó, viên nén GPKD cốt thân nước hay được nghiên cứu do dễ bào chế. Tuy nhiên, viên nén cốt thân nước vẫn còn nhiều hạn chế như bị ảnh hưởng nhiều bởi tốc độ khuấy, dao động lớn về độ hòa tan, đặc biệt khó tương đương với viên bơm thẩm thấu. Để tiếp tục nghiên cứu bào chế viên nén glipizid GPKD dạng cốt thân nước, khắc phục những vấn đề còn tồn tại nêu trên, nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục tiêu: Đánh giá được ảnh hưởng của màng bao tan ở ruột đến khả năng kiểm soát giải phóng dược chất từ viên glipizid 10 mg cốt thân nước.

Nguyên liệu

Viên nén bơm thẩm thấu OZIDIA 10 mg. Glipizid và hóa chất khác đạt tiêu chuẩn.

Phương pháp nghiên cứu

– Phương pháp bào chế: Bào chế viên nén glipizid 10 mg GPKD theo nghiên cứu trước. Bao viên bằng phương pháp bao màng mỏng, trên thiết bị bao phim Mini Caleva.

– Các phương pháp đánh giá tiêu chuẩn chất lượng viên: Đánh giá độ mài mòn, độ cứng của viên, định lượng, thử nghiệm giải phóng.

Kết quả

Đã đánh giá được ảnh hưởng của các yếu tố công thức đến khả năng kiểm soát GPDC từ viên bao glipizid GPKD cốt thân nước. Công thức viên được lựa chọn có khả kiểm soát giải phóng dược chất trên 16 giờ, độ hòa tan in vitro tương tự với viên đối chiếu.

Tóm tắt tiếng Anh:

            Enteric coating membrane for sustained-release hydrophilic matrix tablets of glipizide was formulated with hydroxypropyl methylcellulose and some other inactive ingredients. Influence of formulation factors on the drug release from the tablets was evaluated. Those significantly influenced the glipizide release were type and content of the enteric coating polymer, weight gain of the coating and ratio of channel agent. In contrary, stirring speed did not affect the drug release from the final formulation. The formulated tablets demonstrated the controlled drug release longer than 16 hs and dissolution in vitro similar to that of the reference osmotic pump tablets OZIDIA 10 mg.