ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐAU VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI BỆNH VỀ QUẢN LÝ ĐAU SAU PHẪU THUẬT CHI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG

Tác giả: LƯƠNG THỊ THÙY DƯƠNG, NGUYỄN THÚY LY, PHẠM THỊ THU HƯỜNG, TRẦN TRUNG KIÊN

TÓM TẮT

Mục tiêu: Tìm hiểu mức độ đau và mối liên quan với sự hài lòng của người bệnh về quản lý đau sau phẫu thuật chi tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang.

Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn trên người bệnh sau phẫu thuật chi tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang hình từ tháng 09/2019 đến tháng 6/2020.

Kết quả: Trong 128 người bệnh tham gia nghiên cứu có tuổi trung bình 44,3 ± 18,4 và tỷ lệ nam giới (64,8%), nữ giới (35,2%). Trong 3 ngày đầu sau phẫu thuật, mức độ đau có xu hướng giảm dần theo thời gian. Điểm đau trung bình giảm dần từ ngày đầu là 5,8 ± 2,3, sang ngày thứ 2 là 4,9 ± 2,1, ngày thứ 3 chỉ còn 4,02 ± 1,6. Nhóm người bệnh trải qua mức độ “đau nặng” là 26,6% ngày thứ 1 giảm xuống còn 8,6% ngày thứ 2 và chỉ còn 1,6% vào ngày thứ 3. Kiểm định Correlate cho chúng tôi thấy có mối liên quan thuận giữa mức độ đau và sự hài lòng về chăm sóc y tế từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 3 sau phẫu thuật có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Mức độ giảm đau có liên quan có ý nghĩa thống kê đến sự hài lòng về quản lý đau (p<0,05).toán ɋ﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽faction.

Kết luận: Nghiên cứu khẳng định tầm quan trọng của việc áp dụng các chiến lược quản lý đau hiệu quả nhằm nâng cao sự hài lòng về quản lý đau sau phẫu thuật của người bệnh. Việc áp dụng các thang đo đánh giá sự hài lòng về quản lý đau (PTSS) và thang đánh giá mức độ đau (VAS) khá thuận tiện, dễ sử dụng trên lâm sàng cho người điều dưỡng và nhân viên y tế trong quá trình cung cấp chăm sóc và quản lý đau cho người bệnh.

Từ khóa: Đau sau phẫu thuật, sự hài lòng về quản lý đau sau phẫu thuật

57-63
Đầu trang
Tải