ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ AFP, AFP-L3 VÀ PIVKA-II HUYẾT THANH TRƯỚC VÀ SAU ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN

Tác giả: MAI TRỌNG KHOA, PHẠM THỊ HIỀN, PHẠM CẨM PHƯƠNG, VƯƠNG NGỌC DƯƠNG

TÓM TẮT

Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi nồng độ AFP, AFP-L3 và PIVKA-II huyết thanh trước và sau điều trị bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG).

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu 50 bệnh nhân UTBMTBG điều trị tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ.

Kết quả nghiên cứu: Tuổi mắc bệnh trung bình của bệnh nhân tương đối cao là 59,78±10,64, tỉ lệ nam/nữ = 6,14/1. 80% bệnh nhân ung thư gan có mắc HBV. Xơ gan chiếm 62%, trong đó Child-Pugh A chiếm 42%, Child-Pugh B chiếm 20% và không có bệnh nhân nào ở mức độ xơ gan Child-Pugh C. Triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất: 78% gầy sút cân, 74% mệt mỏi và 52% đau bụng hạ sườn phải. 50% bệnh nhân ở giai đoạn BCLC B, không có bệnh nhân nào ở giai đoạn BCLC D. 80%, 72% và 78% bệnh nhân có AFP, AFP-L3 và PIVKA-II cao trước điều trị. 60% bệnh nhân được điều trị TACE. Sau điều trị, nồng độ trung bình trong huyết thanh của các marker AFP, AFP-L3 và PIVKA-II trong máu giảm một cách có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ đáp ứng của AFP là 66%, của AFP-L3 là 60%, của PIVKA-II là 80% và của bộ ba marker là 40%.

Kết luận: Xét nghiệm bộ ba AFP, AFP-L3 và PIVKA-II huyết thanh có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán, theo dõi, tiên lượng cho bệnh nhân UTBMTBG.

Từ khóa: Ung thư gan, PIVKA

178-182-Mai-Trong-Khoa
Đầu trang
Tải