ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNGCỦA PHONG BẾ CƠ RĂNG TRƯỚC DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM BẰNG ROPIVACAIN PHỐI HỢP VỚI DEXAMETHASONE CHO PHẪU THUẬT UNG THƯ VÚ

Tác giả: BÙI THỊ THU TRANG, NGUYỄN QUỐC KÍNH, TRẦN ĐỨC THỌ

TÓM TẮT

Mục tiêu: Đánh giá tác dụng giảm đau và các tác dụng không mong muốn của phương pháp phong bế mặt phẳng cơ răng trước trên các BN phẫu thuật ung thư vú bằng Ropivacain phối hợp với Dexamethasone.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 105 bệnh nhân ung thư vú thực được phẫu thuật lấy u tại Bệnh viện K từ 10/2020 đến 3/2021. Nghiên cứu can thiệp lâm sàng, bệnh nhân (BN) được theo dõi và đánh giá kết quả trong mổ đến 48 giờ sau mổ.

Kết quả:Tổng liều Fentanyl dùng trong mổ của nhóm các BN có gây tê là 0,15± 0,01 ít hơn đáng kể so với nhóm không làm thủ thuật là 0,21 ± 0,04 với p<0,01. Điểm VAS trung bình khi nghỉ/vận động tại các thời điểm sau mổ của nhóm không gây tê cao hơn nhiều so với nhóm có gây tê. Gây tê SAP cũng làm giảm đáng kể tỉ lệ BN phải dùng morphin giảm đau sau mổ và giảm tổng liều morphin trong vòng 48 giờ sau mổ. Hiệu quả giảm đau của nhóm gây tê bằng Ropivacain đơn thuần kéo dài trung bình 9,40 ± 2,75 giờ sau mổ, ngắn hơn so với nhóm gây tê bằng hỗn hợp ropivacain phối hợp dexamethasone 31,0 ± 7,49 giờ. Không quan sát thấy sự thay đổi về huyết động, không xảy ra các tác dụng không mong muốn và biến chứng ở các mức độ.

Kết luận: phong bế mặt phẳng cơ răng trước dưới hướng dẫn của siêu âm là một kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện, an toàn, mang lại hiệu quả giảm đau tốt cho các BN phẫu thuật ung thư vú. Khi cho thêm Dexamethasone vào hỗn hợp thuốc tê làm kéo dài thời gian giảm đau đáng kể.

Từ khoá: phong bế mặt phẳng cơ răng trước, phẫu thuật ung thư vú, ropivacain, dexamethasone

182-186-Bui-Thi-Thu-Trang
Đầu trang
Tải