Khảo sát độc tính đường uống và tác động giảm đau, kháng viêm trên chuột nhắt của bài thuốc phối hợp một số dược liệu ở tỉnh Sóc Trăng
Tác giả: Lê Phan Thu Hân, Bùi Chí Bảo, Trịnh Thị Diệu Thường, Đỗ Thị Hồng Tươi
TÓM TẮT
Tên tiếng Việt: Khảo sát độc tính đường uống và tác động giảm đau, kháng viêm trên chuột nhắt của bài thuốc phối hợp một số dược liệu ở tỉnh Sóc Trăng
Tên tiếng Anh: Experimental oral toxicity and analgesic, anti-inflammatory activity in mice of the Soc Trang provincial traditional compound herbal remedy for rheumatoid arthritis
Lĩnh vực: Nghiên cứu – Kỹ thuật
Từ khóa: Độc tính đường uống; giảm đau; kháng viêm; Achyranthes bidentata Blume; Piper sarmentosum C. DC.; Morinda citrifolia L.; Mimosa pudica L.; Loranthus paraciticus Merr.; acute toxicity; anti-inflammatory; analgesic; sub-chronic toxicity
Tóm tắt tiếng Việt:
Viêm là đáp ứng tự bảo vệ của cơ thể để duy trì hằng định nội môi, nhưng nếu phản ứng viêm không phù hợp hoặc gia tăng quá mức, viêm sẽ trở thành có hại. Hai nhóm thuốc kháng viêm chính được sử dụng hiện nay là thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) và thuốc kháng viêm steroid (glucocorticoid) có tác dụng phụ như loét dạ dày, tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, tăng các yếu tố nguy cơ tim mạch… Bên cạnh việc phát minh các thuốc hóa học, việc nghiên cứu các thuốc có nguồn gốc dược liệu dựa trên kinh nghiệm của Y học cổ truyền cũng được các nhà khoa học chú trọng. Bài thuốc dân gian gồm cỏ xước, lá lốt, trinh nữ, rễ nhàu, tang ký sinh từ lâu được sử dụng tại tỉnh Sóc Trăng để chữa viêm đau xương khớp. Tuy nhiên, chưa báo cáo nào đánh giá một cách khoa học tính an toàn và hiệu quả trên thực nghiệm của bài thuốc này. Do đó, đề tài khảo sát độc tính và tác động giảm đau, kháng viêm trên chuột nhắt của cao chiết nước từ bài thuốc này.
Nguyên liệu
Cao chiết nước từ bài thuốc dân gian phối hợp 5 dược liệu (cỏ xước, rễ nhàu, lá lốt, cây trinh nữ, tang ký sinh) do Trung tâm Y sinh học phân tử, ĐH. Y Dược TP. Hồ Chí Minh cung cấp. Chuột nhắt trắng Swiss albino được cung cấp bởi Viện Vaccin và sinh phẩm y tế Nha Trang.
Phương pháp nghiên cứu
– Khảo sát độc tính cấp đường uống.
– Khảo sát tác động giảm đau ngoại biên trên mô hình gây đau quặn bụng bằng acid acetic.
– Khảo sát tác động kháng viêm trên mô hình gây phù bàn chân chuột bằng carrageenan.
– Khảo sát độc tính bán trường diễn.
– Xử lý kết quả và phân tích thống kê: Bằng phần mềm SPSS 20.
Kết quả
Cao chiết nước từ bài thuốc dân gian gồm cỏ xước, lá lốt, rễ nhàu, trinh nữ và tang ký sinh không thể hiện độc tính cấp đường uống và không gây chết chuột với liều 22,45 g cao/kg. Cao thử liều 60 mg/kg thể hiện tác động giảm đau ngoại biên, kháng viêm. Việc uống cao thử liều 60 mg/kg trong 14 hoặc 28 ngày liên tục không gây độc, không ảnh hưởng đến chức năng tạo máu, chức năng gan và thận.
Tóm tắt tiếng Anh:
The traditional remedy that composes of five medicinal herbal items in equal quantity of each [roots of Achyranthes bidentate Blume.; leaves of Piper sarmentosum (C. DC.); roots of Morinda citrifolia (L.); roots of Mimosa pudica (L.); stem and leaf of Loranthus paraciticus (Merr.) – āā. 13.5 g) is commonly used to treat arthritis in Soc Trang province (Vietnam) in water. Experimentally, the remedy (675 g) was boiled (in water, 20 liters), then kept on bain-marie at 60°C for 48 hrs to evaporate water to get condensed extracts (30.21g, humidity of 10.63 %). The obtained extracts were given in single oral dose (22.25 g extract/body werght) to mice of both sexes. Mortality and toxic signs were observed within 72 hours. Anti-inflammatory and analgesic effects were investigated by 1 % carrageenan-induced edema mouse model and 0.7 % acetic acid-induced writhing model, respectively. Subchronic toxicity was examined in healthy mice orally extract-administrated once a day at the doses of 60 and 120 mg/kg in a course of 14 and 28 consecutive days. There was no mortality detected or any signs of toxicity in mice at the oral dose of 22.45 g extract/kg body weight (equvalent to 501 g of the remedy/kg bw). The doses of 60 and 120 mg/kg decreased writhing in mice within 40 minutes after 0.7 % acetic acid injection. At the dose of 60 mg/kg, the aqueous extracts did exhibit acute anti-inflammatory effects, reduced the hind paw edema in mice after 5th hour and on. For subchronic toxicity, this extract exhibited the safety after 14 and 28 days oral administration in mice at the dose of 60 mg/kg/day.