Thông báo tuyển dụng nhân sự công tác tại tổ quản trị văn phòng khoa, khoa dược
27/12/2023, 23:16
Nắng nóng kéo dài là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng đột quỵ ở người lớn tuổi. Vậy người lớn tuổi cần chăm sóc sức khoẻ như thế nào để hạn chế nguy cơ này?
1. Nguy cơ đột quỵ khi thời tiết nắng nóng gia tăng
Theo các chuyên gia y tế, nhiệt độ phù hợp nhất với cơ thể con người là vào khoảng 25°C. Trong khoảng từ 20°C đến 30°C, cơ thể có khả năng điều chỉnh và thích nghi tốt nhờ hệ thống điều hòa thân nhiệt có trung tâm nằm ở vùng dưới đồi thị. Hệ thống này kết hợp với các bộ phận khác như da, tuyến mồ hôi và mạch máu sẽ giúp làm nóng hoặc làm mát cơ thể tùy theo môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, khi nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng và vượt quá khả năng hoạt động của trung tâm vùng dưới đồi thị, cơ thể sẽ không thể điều chỉnh kịp.
Hình ảnh minh họa đột quỵ
Ths. Bác sĩ Thạch Thị Ngọc Thanh, chuyên gia Khoa Đột quỵ não tại Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108, cho biết: “Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mỗi khi nhiệt độ tăng lên 1°C, tỷ lệ bệnh nhân mắc đột quỵ do nhồi máu não tăng lên 34% và bệnh nhân mắc đột quỵ do chảy máu não tăng 26%” (Theo vtv.vn).
Từ những phân tích và số liệu thống kê nêu trên có thể thấy, đột quỵ do nắng nóng hiện nay có xu hướng gia tăng và gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời. Vì vậy, những đối tượng dễ bị đột quỵ và có nguy cơ tổn thương cao do đột quỵ khi thời tiết nắng nóng như người cao tuổi cần hết sức lưu ý.
2. Triệu chứng thường gặp và cách sơ cứu khi gặp người cao tuổi bị đột quỵ do nhiệt
Ở tất cả các trường hợp đột quỵ, việc phát hiện sớm và sơ cứu, cấp cứu kịp thời là điều cực kỳ quan trọng. Những dấu hiệu thường gặp ở các trường hợp đột quỵ do nắng nóng có thể kể đến như:
- Nhiệt độ cơ thể tăng cao, đau nhức đầu, choáng váng, hoa mắt.
- Không đổ mồ hôi, da đỏ, khô, nóng hừng hực
- Chuột rút, tê người, buồn nôn và nôn
- Tim đập nhanh, thở nông
- Rối loạn tâm thần, mất phương hướng, phát cơn co giật, động kinh hoặc ngất xỉu, bất tỉnh.
Khi nhận thấy một người đang có các biểu hiện của đột quỵ thì điều đầu tiên bạn cần làm đó là gọi cấp cứu và đưa bệnh nhân tới các cơ sở y tế chuyên môn càng sớm càng tốt. Trong lúc chờ đợi sự hỗ trợ y tế, hãy đưa bệnh nhân vào nơi mát, cởi bỏ bớt quần áo, tiến hành làm mát các vị trí trên cơ thể.
Ngoài ra tuỳ theo tình trạng thực tế, bạn có thể tiến hành thêm các biện pháp sơ cứu khác như ép tim ngoài lồng ngực, hô hấp nhân tạo…
3. Các biện pháp quan trọng giúp phòng ngừa đột quỵ ở người cao tuổi khi nắng nóng
Để hạn chế nguy cơ đột quỵ do nắng nóng, người cao tuổi cần hạn chế ra đường, nhất ở khoảng thời gian từ 10h sáng – 5h chiều. Với các trường hợp có tiền sử tim mạch, huyết áp, tiểu đường… người bệnh nên sử dụng máy điều hòa để làm mát. Tuy nhiên, người cao tuổi chỉ nên sử dụng điều hoà ở mức khoảng 27°C và đảm bảo chênh lệch nhiệt độ giữa trong và ngoài phòng không vượt quá 7°C.
Ngoài ra, người cao tuổi cần chú ý bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể khi thời tiết nắng nóng. Điều này giúp tăng thể tích dịch trong cơ thể, ngăn ngừa sự đông máu cũng như sự hình thành huyết khối. Nếu tham gia tập luyện thể dục thì trước khi tập nên uống một cốc nước và sau mỗi 20 phút hoạt động mạnh, cần bổ sung thêm một lượng nước.
Hình ảnh minh họa
Trong mùa nắng nóng, người cao tuổi cũng nên mặc quần áo nhẹ, rộng, có màu sáng và tránh mặc quần áo bó chật không thoáng khí. Bên cạnh đó, người cao tuổi cũng cần hạn chế việc uống rượu bia, cà phê bởi cồn hay cafein có thể làm cơ thể mất nước nhanh hơn, từ đó làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Bên cạnh đó, việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể nhằm tăng cường năng lượng, tăng sức đề kháng cũng cần được chú ý. Ngoài việc lựa chọn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng hàng ngày, người cao tuổi cũng có thể bồi bổ cho cơ thể, nâng cao sức đề kháng toàn diện thông qua các loại thảo dược quý từ thiên nhiên. Một trong những sản phẩm chiết xuất từ thảo dược tự nhiên được ưa chuộng rất nhiều hiện nay chính là viên nang Đông trùng hạ thảo Banikha.